Âm nhạc thời Lê
(Thế kỉ 15 – thế kỉ 18)
I.
Bối cảnh chung và diễn trình lịch sử âm nhạc
1.Tích
cực chính qui hoá nền âm nhạc dân tộc đặc biệt là âm nhạc cung đình
* Khuynh hướng xây dựng nền âm nhạc
dân tộc theo những khuôn mẫu trung hoa và cuộc đấu tranh về quan điểm trong nội
bộ giai cấp phong kiến
* Khuynh hướng tách rời âm nhạc
cung đình khỏi âm nhạc dân gian truyền thống và những đổi thay trong quan niệm
đánh giá âm nhạc dân tộc cổ truyền
- xã hội có cái nhìn sai lệch về âm
nhạc dân gian coi âm nhạc dân gian là tầng lớp dưới bị khinh ghét và coi
thường.
- Triều đình đã khép nếp sống xã
hội và mọi quan hệ giữa người với người vào những luật lệ khắt khe chặt chẽ,
ranh giới giữa vua tôi cgày một xa nhau đó chính là những nguyên nhân gây ra sự
rạn nứt mối quan hệ giữa vua quan và dân chúng.
- Dưới con mắt của quan lại nhiễm sâu âm nhạc ca xướng dần không được coi
trọng, nhà nước cấm đoán con cái nhà ca xướng không được lấy những con nhà
quyền chức.
* Những thành tựu mới trong công
cuộc nghiên cứu đúc kết và xây dựng lí thuyết âm nhạc
- Sáng tạo loại âm luật gồm có 4
cung và 2 luật : 4 cung gồm Hoàng chung, Đại thạch,cung Nam, Cung Bắc…
2 luật gồm: luật âm
kiều và luật dương kiều
- Ra đời cuốn Hí phường phả lục của Lương
Thế Vinh đúc kết những nguyên tắc trong hát múa đánh trống.
* Bước suy vi của âm nhạc cung đình
và sự trỗi dậy của âm nhạc dân gian
-
Khi Thời Lê thịnh không còn thì nền âm nhạc cung đình thời Lê cung dần
dần tan rã
- Âm nhạc ở triều đình không còn
phân chia tách bạch như trước nữa thậm chí một số nghi lễ trong triều đều có sự
tham gia của dàn nhạc ngoài dân gian.
II.
Các tổ chức dàn nhạc và nhạc khí
1. đường thượng chi nhạc và đường
hạ chi nhạc
- đường thượng chi nhạc đánh trên
thềm gồm 8 loại nhạc khí chính các nhạc cụ cấu trúc theo bát âm trung hoa
- Đường hạ chi nhạc gồm các nhạc cụ
với các chất liệu như: Kim, ty cách, trúc
2. Đồng văn và nhã nhạc
3. Dàn nhạc ty giáo phường
là ban nhạc dùng ngoài dân gian các
nhạc khí gồm có : Đàn đáy ; địch cổ; cái phách; sinh tiền; trống cơm…
Ngoài ra còn có dàn nhạc dùng để
đệm cho hát trong cung đình và đội bá lịnh trong phủ chúa Trịnh
III.
Các thể loại ca múa nhạc bài bản và tiết mục
Đó là 8 thể loại được định chế theo
cách của nhà Minh
- Nhạc tế giao
- Nhạc tế miếu
- Nhạc tế ngũ tự
- Nhạc tế cửu nhật nguyệt giao
trùng
- Nhạc đại triều
-Nhạc thường triều
- Nhạc đại yến
- Nhạc trong cung
IV.
Hát cửa đình và các nhánh của nó
- Hát cửa đình gắn với môi trường
diễn xướng là các ngôi đình và việc thờ thần
- Hát cửa đình xuất hiện khoảng thế
kỉ 15 sau đó tách ra thành hát ả đào nhưng nó vẫn có sự kế thừa vốn nghệ thuật
ca múa nhạc từ thời trước như múa bành bông ..hay nhưng câu ca chứa đựng ngôn
ngữ cổ
- trước khi có ở đình thì nó đã có
mặt ở trong chùa
- Sơ đồ về sự phát triển của hát
cửa đình như sau:
Hát cửa đình (Hát ca trù ; Hát nhà
trò) – Hát ả đào – Hát nhà tơ - Hát cửa quyền – Hát cô đầu
V.
Nghệ thuật sân khấu tuồng chèo bước vào giai đoạn tác giả tác phẩm
- nghệ thuật chèo thời kì này chưa
có sân khấu nên hay diễn chèo ở sân đình hoặc các tư gia tuy còn rất thô sơ
song chèo đã có một số vở diễn với tư cách có đầu có cuối. Kịch bản cổ nhất còn
lại đến ngày nay là vở “Huyết Hồ Phú” viết năm 1455
- Tuồng đến thế kỉ 18 có một số vở
như “Lục súc tranh công” của Nguyễn Cư Trinh
Nhận xét
Đăng nhận xét