Chuyên ngành Piano của các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp trong nước

Chúng tôi cũng đã đi sâu tìm hiểu thực tế vấn đề trang bị kỹ năng Piano tại các cơ sở đào tạo Việt Nam, nhận thức của giảng viên và SVHS đối với môn học thông qua kết quả khảo sát đánh giá về tình hình giảng dạy và học tập môn Piano phổ thông hiện nay; phân tích sự khác biệt giữa giảng dạy Piano phổ thông với giảng dạy Piano chuyên ngành; so sánh về chương trình giảng dạy môn

Piano phổ thông của các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp trong nước với một số nhạc viện nước ngoài..., làm cơ sở đề xuất hướng xây dựng giáo trình riêng phù hợp với đặc điểm của từng ngành học nhằm phát huy vai trò hỗ trợ của Piano đối với vấn đề nâng cao mặt bằng kiến thức cho SVHS âm nhạc chuyên nghiệp.


Tính năng vượt trội của cây đàn Piano, nghiên cứu những tác động tích cực của cây đàn Piano đối với các ngành học nhằm khẳng định vai trò quan trọng của Piano trong việc nâng cao mặt bằng kiến thức cho HSSV tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp.


Trong môi trường đào tạo âm nhạc hàn lâm, có kỹ năng Piano tốt sẽ là điều kiện hết sức thuận lợi đối với người học trong việc hỗ trợ nghiên cứu chuyên sâu vào từng ngành học (Sáng tác, Lý luận, Chỉ huy, Thanh nhạc, các nhạc cụ Giao hưởng...); phát triển khả năng hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt và độc lập của ngón tay, cổ tay, tạo sự cân bằng lực cho các ngón tay; củng cố tai nghe định âm, trang bị kiến thức về hòa tấu: có khái niệm rõ ràng về hòa âm, phức điệu, phần bè đệm, bè chính, sự phối hợp hài hòa giữa các bè (Xylophone, Vibraphone, Marimba, Gõ, nhóm nhạc cụ Giao hưởng, nhạc cụ Dân tộc).


Bằng khả năng thể hiện phong phú và đa dạng của mình, Piano đã trở thành phương tiện hữu dụng, có chức năng hỗ trợ trong quá trình giảng dạy các môn kiến thức cơ sở ngành với vai trò định vị âm chuẩn, dẫn dắt sự tiến hành từng bè, củng cố và phát triển khả năng nghe chuẩn xác, rèn luyện khả năng nghe được nhiều bè cùng một lúc nhằm phát triển tư duy logic và nghệ thuật. Ngoài ra, Piano là phương tiện hỗ trợ cần thiết tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút của một số môn học, tạo được hứng thú cho người học.


Có trình độ Piano vững vàng cũng có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề phát triển tư duy cho người học (tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tiếp nhận kiến thức nền tảng). Để chứng minh cho vấn đề này, chúng tôi đã nêu lên thực trạng việc giảng dạy các môn kiến thức âm nhạc hiện nay, so sánh sự khác nhau trong quy trình đào tạo các môn kiến thức cơ sở ngành giữa các nhạc viện nước ngoài với các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp trong nước; phân tích nguyên nhân của vấn đề trên và đề xuất xây dựng lộ trình phổ cập môn Piano cho các ngành học theo từng giai đoạn phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm từng bước khắc phục tình trạng phải giảng dạy các môn chung theo từng nhóm chuyên ngành, gây lãng phí về thời gian và kinh phí đào tạo như hiện nay.

Nhận xét