Giới thiệu sơ lược về những giáo trình và tài liệu tham khảo nước ngoài đã và đang được sử dụng:
Chương trình, giáo trình là một trong những phương tiện cần thiết hàng đầu trong công tác giảng dạy đối với mỗi cơ sở đào tạo, đây là điều kiện hết sức quan trọng nhằm giúp cho hoạt động đào tạo được thực hiện theo đúng quy trình và đảm bảo tính khoa học. Chương trình dạy học, theo định nghĩa của giáo trình Lý luận dạy học Đại học (Đặng Vũ Hoạt, nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2004), "là văn kiện do Nhà nước ban bố, trong đó quy định một cách cụ thể: vị trí, yêu cầu của bộ môn, hệ thống nội dung bộ môn, số học phần dành cho bộ môn nói chung cũng như số tiết cho từng phần..."
Hiện nay thời gian đào tạo cũng như nội dung chương trình đào tạo môn Piano phổ thông ở các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp là chưa đồng nhất, giáo trình, tài liệu phục vụ cho giảng dạy cũng khác nhau. Trước đây giáo trình Pháp được sử dụng khá phổ biến tại HVANH và NVTPHCM: giáo trình Méthode Rose - Ernest Van de Velde được sử dụng trong giai đoạn đầu (năm thứ nhất của bậc TC), trong các năm tiếp theo tùy vào trình độ mà người học sẽ được chuyển qua sớm hay muộn giáo trình Classique Favoris 1&2, kết hợp với những bài tập luyện ngón trong sách Le Déliateur, CL.Hanon, Etudes Czerny op.599, op.636... Về sau, giáo trình sư phạm của Nga dành cho bậc sơ cấp trong trường Âm nhạc được sử dụng rộng rãi hơn (trong giai đoạn đầu) vì có sự tổng hợp nhiều thể loại, phong cách và trường phái khác nhau.
Khách quan mà nói, giáo trình Pháp có những ưu điểm nhất định. Với giáo trình Methode Rose - Ernest Van de Velde người học sẽ được làm quen với đàn Piano qua các bài tập đơn giản. Đây là giáo trình thích hợp cho trình độ vỡ lòng với những hướng dẫn về tư thế ngồi, thế tay có kèm theo hình ảnh minh họa cụ thể rõ ràng, kết hợp với những bài tập nhỏ để học sinh có những khái niệm cơ bản về cách đàn. Đó là các bài kỹ thuật đơn giản (Exercises - Études) có nhan đề với giai điệu giản dị, mộc mạc, dễ nghe, dễ nhớ (Bài hát ru - Berceuse; Dưới ánh trăng - Au clair de la lune; Khúc ca ban chiều - Chant du soir....). Các tiểu phẩm này đều có sự minh họa gắn với nhan đề của bài, giúp cho người đàn phần nào hiểu được nội dung được thể hiện trong mỗi bài.
Tuy nhiên do tính chất của các bài tập trong giáo trình là khá đơn giản, không đáp ứng được những yêu cầu cao về mặt kỹ thuật cũng như cách xử lý tiếng đàn: trường độ các nốt trong các bài tập phần lớn chỉ là nốt trắng, nốt đen, móc đơn; tiết tấu đơn giản, không phức tạp, yêu cầu về xử lý tốc độ thường là chậm; các bài tập chủ yếu đóng khung trong một thế tay, phần lớn các bài không có những chỉ dẫn về sắc thái và thường chỉ có từ 1 - 2 dấu hoá ngoài hoá biểu...Vì vậy, giáo trình
Méthode Rose - Ernest Van de Velde chỉ thích hợp với giai đoạn học sơ khai, vỡ lòng, hoặc sử dụng như là tài liệu rèn luyện kỹ năng tự học đàn Piano. Hiện tại giáo trình này hầu như không còn được sử dụng rộng rãi nữa (tuy nhiên do tình trạng còn thiếu về giáo trình, cộng với mặt bằng trình độ đầu vào bậc TC tại HVANH không đồng nhất, một số học sinh được tuyển vào chưa có kỹ năng về Piano nên trong những trường hợp nhất định, giảng viên vẫn sử dụng giáo trình này để giảng dạy).
Chương trình, giáo trình là một trong những phương tiện cần thiết hàng đầu trong công tác giảng dạy đối với mỗi cơ sở đào tạo, đây là điều kiện hết sức quan trọng nhằm giúp cho hoạt động đào tạo được thực hiện theo đúng quy trình và đảm bảo tính khoa học. Chương trình dạy học, theo định nghĩa của giáo trình Lý luận dạy học Đại học (Đặng Vũ Hoạt, nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2004), "là văn kiện do Nhà nước ban bố, trong đó quy định một cách cụ thể: vị trí, yêu cầu của bộ môn, hệ thống nội dung bộ môn, số học phần dành cho bộ môn nói chung cũng như số tiết cho từng phần..."
Hiện nay thời gian đào tạo cũng như nội dung chương trình đào tạo môn Piano phổ thông ở các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp là chưa đồng nhất, giáo trình, tài liệu phục vụ cho giảng dạy cũng khác nhau. Trước đây giáo trình Pháp được sử dụng khá phổ biến tại HVANH và NVTPHCM: giáo trình Méthode Rose - Ernest Van de Velde được sử dụng trong giai đoạn đầu (năm thứ nhất của bậc TC), trong các năm tiếp theo tùy vào trình độ mà người học sẽ được chuyển qua sớm hay muộn giáo trình Classique Favoris 1&2, kết hợp với những bài tập luyện ngón trong sách Le Déliateur, CL.Hanon, Etudes Czerny op.599, op.636... Về sau, giáo trình sư phạm của Nga dành cho bậc sơ cấp trong trường Âm nhạc được sử dụng rộng rãi hơn (trong giai đoạn đầu) vì có sự tổng hợp nhiều thể loại, phong cách và trường phái khác nhau.
Tuy nhiên do tính chất của các bài tập trong giáo trình là khá đơn giản, không đáp ứng được những yêu cầu cao về mặt kỹ thuật cũng như cách xử lý tiếng đàn: trường độ các nốt trong các bài tập phần lớn chỉ là nốt trắng, nốt đen, móc đơn; tiết tấu đơn giản, không phức tạp, yêu cầu về xử lý tốc độ thường là chậm; các bài tập chủ yếu đóng khung trong một thế tay, phần lớn các bài không có những chỉ dẫn về sắc thái và thường chỉ có từ 1 - 2 dấu hoá ngoài hoá biểu...Vì vậy, giáo trình
Méthode Rose - Ernest Van de Velde chỉ thích hợp với giai đoạn học sơ khai, vỡ lòng, hoặc sử dụng như là tài liệu rèn luyện kỹ năng tự học đàn Piano. Hiện tại giáo trình này hầu như không còn được sử dụng rộng rãi nữa (tuy nhiên do tình trạng còn thiếu về giáo trình, cộng với mặt bằng trình độ đầu vào bậc TC tại HVANH không đồng nhất, một số học sinh được tuyển vào chưa có kỹ năng về Piano nên trong những trường hợp nhất định, giảng viên vẫn sử dụng giáo trình này để giảng dạy).
Thong tin hữu ích
Trả lờiXóaThang máy quan sát
Thang máy gia đình
Thang máy tải khách
Thang máy bệnh viện