Piano với chuyên ngành âm nhạc giao hưởng và nhạc cụ dân tộc

Với từng ngành học của các nhạc cụ Giao hưởng cũng như Âm nhạc dân tộc, cần có sự lựa chọn về thể loại và tính chất âm nhạc của tác phẩm trong nội dung giảng dạy nhằm tạo được sự hỗ trợ hiệu quả nhất. Chẳng hạn như với chuyên ngành Gõ, khi xây dựng giáo trình phải bổ sung các tác phẩm có tiết tấu phức tạp. Đối với các chuyên ngành nhạc cụ Dân tộc, bên cạnh việc học đàn các Gam Châu Âu và các tác phẩm nước ngoài, người học cũng phải làm quen với các dạng của Gam ngũ cung, tiếp cận với các tác phẩm của nhạc sĩ Việt Nam nhằm tạo được sự gắn kết giữa các ngành học này với Piano. Tóm lại, nếu môn Piano phổ thông được phổ cập đều hết cho tất cả mọi chuyên ngành thì việc học tập các môn kiến thức cơ sở của HSSV sẽ đồng đều và có chất lượng hơn, trình độ kiến thức chung về âm nhạc của người học các chuyên ngành nhạc cụ phương Tây và nhạc cụ Dân tộc lên ngang bằng với trình độ của người học các chuyên ngành LLSTCH ( lý luận sáng tác chỉ huy) dàn nhạc.



 Đặc biệt,  chú trọng đến vấn đề đổi mới PPDH trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lý luận dạy học hiện đại với PPDH truyền thống, bảo đảm phù hợp với nội dung giảng dạy theo hướng nâng cao năng lực nội sinh của người học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự khám phá để chiếm lĩnh tri thức nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện nay, thúc đẩy tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới.

 Thông qua việc đưa ra một số giải pháp và đề xuất về xây dựng giáo trình mới, một lần nữa vai trò quan trọng của môn Piano phổ thông được nhấn mạnh. Đây phải là một môn học bắt buộc ngang hàng với những môn kiến thức khác nằm trong chương trình chính khóa từ bậc TC lên đến ĐH với sự mở rộng về đối tượng học.
Trong tương lai môn Piano phổ thông phải được phổ cập từ bậc sơ cấp đối với tất cả các chuyên ngành bởi vì việc giảng dạy môn Piano phổ thông sẽ đáp ứng được nhu cầu đào tạo toàn diện, chính quy hóa về kiến thức tổng hợp.

 Yêu cầu và tiêu chí đối với người dạy, người học cũng được đề cập khá chi tiết trên tinh thần người thầy phải không ngừng tự hoàn thiện năng lực và trình độ bản thân để nâng cao chất lượng giảng dạy; quá trình dạy và học chỉ thật sự có hiệu quả khi người thầy phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo, tính phản biện của người học theo hướng nâng cao năng lực nội sinh của người học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự khám phá để chiếm lĩnh tri thức. PPGD cần phải đổi mới để có thể thu hút lòng say mê học tập của HSSV qua đó nâng cao chất lượng giảng dạy. Ngoài ra, trên cơ sở phân tích được những thuận lợi và khó khăn của đối tượng học lớn tuổi, giảng viên phải biết phát huy thế mạnh của người học đồng thời khéo léo, linh hoạt trong phương pháp và nội dung giảng dạy để đạt được hiệu quả tốt nhất khi lên lớp.

Nhận xét