Thuận lợi và khó khăn khi học đàn Piano để trở thành người nhạc sĩ chuyên nghiệp
Mặc dù nhận thức được vai trò quan trọng của Piano trong hỗ trợ cho nghiên
cứu chuyên sâu các chuyên ngành nên các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp lớn của cả nước đã thống nhất đưa môn Piano phổ thông vào nội dung giảng dạy ngay từ giai đoạn đầu mới thành lập và đã thu được những kết quả nhất định nhưng nhìn chung vấn đề giảng dạy bên cạnh một số thuận lợi vẫn còn những khó khăn nhất định.
* Thuận lợi:
- Do nhận thức được ý nghĩa quan trọng của đàn Piano nên tại các cơ sở đào
tạo âm nhạc chuyên nghiệp đã có sự mở rộng về các chuyên ngành được học.
- Do đã trưởng thành trong nhận thức, có một mặt bằng nhất định về kiến
thức cơ bản nên đối tượng học lớn tuổi bắt tay vào học tập với các mục tiêu và động cơ mạnh mẽ hơn.
- Phần lớn người học đã có định hướng đúng đắn về nghề nghiệp trong tương
lai nên đã có thái độ tích cực trong học tập, ngoài ra việc sở hữu một cây đàn Piano trong thời điểm hiện nay cũng không quá khó khăn do đó người học có cơ hội được thực hành tập luyện nhiều hơn.
- Đối với các chuyên ngành Lý luận, Sáng tác, Chỉ huy người học đã có kiến thức âm nhạc nền tảng và trình độ Piano cơ bản (tại HVANQGVN, phần lớn sinh viên ĐH các chuyên ngành này đã có trình độ Piano TC), một số có khả năng chơi một loại nhạc cụ nào đó; tất cả những điều này đã tạo nên những thuận lợi trong nhận thức khi tiếp xúc với Piano.
- Với chuyên ngành Thanh nhạc, sự kết hợp cùng làm việc giữa giảng viên
đệm Piano với giảng viên hướng dẫn đã tạo được hiệu quả cao trong các giờ lên lớp đồng thời tạo được ý thức, động cơ học tập tích cực môn Piano từ phía người học.
- Ở các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp như HVANQGVN và NVTPHCM trong cơ cấu tổ chức của đội ngũ cán bộ giảng dạy Piano có phân định bộ phận dạy Piano chuyên ngành và bộ phận dạy Piano phổ thông (dành cho các chuyên ngành ngoài Piano). Việc phân định rõ trách nhiệm như vậy thể hiện được tính chuyên nghiệp trong đào tạo.
* Khó khă n :
Về mặt khách quan: Độ tuổi để bắt đầu học đàn là không phù hợp dẫn đến những hạn chế trong khả năng tiếp thu nhanh nhạy về rèn luyện các vấn đề kỹ thuật. Học Piano ở độ tuổi lớn sẽ gặp nhiều khó khăn do các điều kiện cơ thể không đáp ứng được với yêu cầu của kỹ năng chơi Piano (thông thường để học chơi một nhạc cụ nào đó có kết quả tốt thì người học phải được tiếp xúc với cây đàn từ rất sớm).
Điều kiện bổ trợ cho chuyên ngành là không có do sự không đồng nhất về mặt bằng trình độ (phần lớn đối tượng tuyển vào cả ở bậc TC và ĐH chuyên ngành Thanh nhạc là chưa biết gì về kỹ thuật tay đàn Piano, đặc biệt yếu tố vùng miền cũng góp phần tạo ra sự chênh lệch về trình độ nhận thức cũng như kỹ năng Piano ban đầu). Môn Piano không phải là môn điều kiện khi tuyển vào (khác với quy trình đào tạo của các nhạc viện nước ngoài).
Nếu như tại HVANQGVN và NVTPHCM, Piano được xem là điểm điều kiện, là quy định bắt buộc khi tuyển đầu vào các ngành Lý luận, Sáng tác, Chỉ huy ngay từ cấp học đầu tiên thì tại HVANH, do nhiều yếu tố khách quan tác động... nên yêu cầu về kỹ năng Piano đối với các thí sinh được tuyển vào các ngành Lý luận, Sáng tác, Chỉ huy ở cả bậc TC và ĐH hầu như chỉ là hình thức, chưa xây dựng những tiêu chí cụ thể về trình độ và thể loại tác phẩm dự thi dẫn đến sự không đồng nhất về mặt bằng trình độ tay đàn Piano khi tuyển vào.
Thực tế vấn đề giảng dạy và học tập môn Piano phổ thông tại HVANH chưa có sự đầu tư đúng mức. Mặc dù trong cơ cấu tổ chức của khoa Piano có bộ môn Piano phổ thông nhưng trên thực tế tất cả các giảng viên vẫn phải kiêm nhiệm dạy cả Piano chuyên ngành chính và Piano chuyên ngành phụ do đội ngũ cán bộ giảng dạy còn mỏng. Theo số liệu do phòng Tổ chức cán bộ cung cấp, tính đến tháng 2/2015 khoa Piano - HVANH có 9 giảng viên cơ hữu, 4 giảng viên thỉnh giảng nhưng phải làm việc với trên 200 HSSV và học viên các lớp TC, ĐH và Cao học. Với một khối lượng giờ dạy khá lớn như vậy thì hiệu quả giờ lên lớp không như kết quả mong muốn không phải là điều đáng ngạc nhiên.
Mặc dù nhận thức được vai trò quan trọng của Piano trong hỗ trợ cho nghiên
cứu chuyên sâu các chuyên ngành nên các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp lớn của cả nước đã thống nhất đưa môn Piano phổ thông vào nội dung giảng dạy ngay từ giai đoạn đầu mới thành lập và đã thu được những kết quả nhất định nhưng nhìn chung vấn đề giảng dạy bên cạnh một số thuận lợi vẫn còn những khó khăn nhất định.
* Thuận lợi:
- Do nhận thức được ý nghĩa quan trọng của đàn Piano nên tại các cơ sở đào
tạo âm nhạc chuyên nghiệp đã có sự mở rộng về các chuyên ngành được học.
- Do đã trưởng thành trong nhận thức, có một mặt bằng nhất định về kiến
thức cơ bản nên đối tượng học lớn tuổi bắt tay vào học tập với các mục tiêu và động cơ mạnh mẽ hơn.
- Phần lớn người học đã có định hướng đúng đắn về nghề nghiệp trong tương
lai nên đã có thái độ tích cực trong học tập, ngoài ra việc sở hữu một cây đàn Piano trong thời điểm hiện nay cũng không quá khó khăn do đó người học có cơ hội được thực hành tập luyện nhiều hơn.
- Đối với các chuyên ngành Lý luận, Sáng tác, Chỉ huy người học đã có kiến thức âm nhạc nền tảng và trình độ Piano cơ bản (tại HVANQGVN, phần lớn sinh viên ĐH các chuyên ngành này đã có trình độ Piano TC), một số có khả năng chơi một loại nhạc cụ nào đó; tất cả những điều này đã tạo nên những thuận lợi trong nhận thức khi tiếp xúc với Piano.
- Với chuyên ngành Thanh nhạc, sự kết hợp cùng làm việc giữa giảng viên
đệm Piano với giảng viên hướng dẫn đã tạo được hiệu quả cao trong các giờ lên lớp đồng thời tạo được ý thức, động cơ học tập tích cực môn Piano từ phía người học.
- Ở các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp như HVANQGVN và NVTPHCM trong cơ cấu tổ chức của đội ngũ cán bộ giảng dạy Piano có phân định bộ phận dạy Piano chuyên ngành và bộ phận dạy Piano phổ thông (dành cho các chuyên ngành ngoài Piano). Việc phân định rõ trách nhiệm như vậy thể hiện được tính chuyên nghiệp trong đào tạo.
* Khó khă n :
Về mặt khách quan: Độ tuổi để bắt đầu học đàn là không phù hợp dẫn đến những hạn chế trong khả năng tiếp thu nhanh nhạy về rèn luyện các vấn đề kỹ thuật. Học Piano ở độ tuổi lớn sẽ gặp nhiều khó khăn do các điều kiện cơ thể không đáp ứng được với yêu cầu của kỹ năng chơi Piano (thông thường để học chơi một nhạc cụ nào đó có kết quả tốt thì người học phải được tiếp xúc với cây đàn từ rất sớm).
Điều kiện bổ trợ cho chuyên ngành là không có do sự không đồng nhất về mặt bằng trình độ (phần lớn đối tượng tuyển vào cả ở bậc TC và ĐH chuyên ngành Thanh nhạc là chưa biết gì về kỹ thuật tay đàn Piano, đặc biệt yếu tố vùng miền cũng góp phần tạo ra sự chênh lệch về trình độ nhận thức cũng như kỹ năng Piano ban đầu). Môn Piano không phải là môn điều kiện khi tuyển vào (khác với quy trình đào tạo của các nhạc viện nước ngoài).
Nếu như tại HVANQGVN và NVTPHCM, Piano được xem là điểm điều kiện, là quy định bắt buộc khi tuyển đầu vào các ngành Lý luận, Sáng tác, Chỉ huy ngay từ cấp học đầu tiên thì tại HVANH, do nhiều yếu tố khách quan tác động... nên yêu cầu về kỹ năng Piano đối với các thí sinh được tuyển vào các ngành Lý luận, Sáng tác, Chỉ huy ở cả bậc TC và ĐH hầu như chỉ là hình thức, chưa xây dựng những tiêu chí cụ thể về trình độ và thể loại tác phẩm dự thi dẫn đến sự không đồng nhất về mặt bằng trình độ tay đàn Piano khi tuyển vào.
Thực tế vấn đề giảng dạy và học tập môn Piano phổ thông tại HVANH chưa có sự đầu tư đúng mức. Mặc dù trong cơ cấu tổ chức của khoa Piano có bộ môn Piano phổ thông nhưng trên thực tế tất cả các giảng viên vẫn phải kiêm nhiệm dạy cả Piano chuyên ngành chính và Piano chuyên ngành phụ do đội ngũ cán bộ giảng dạy còn mỏng. Theo số liệu do phòng Tổ chức cán bộ cung cấp, tính đến tháng 2/2015 khoa Piano - HVANH có 9 giảng viên cơ hữu, 4 giảng viên thỉnh giảng nhưng phải làm việc với trên 200 HSSV và học viên các lớp TC, ĐH và Cao học. Với một khối lượng giờ dạy khá lớn như vậy thì hiệu quả giờ lên lớp không như kết quả mong muốn không phải là điều đáng ngạc nhiên.
Nhận xét
Đăng nhận xét