Trong thời kỳ đổi mới bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì công tác đào tạo học viên chuyên ngành đàn piano nhìn chung vẫn còn những bất cập. Chúng ta chưa có một chiến lược đào tạo có tầm vĩ mô, việc xây dựng kế hoạch đào tạo còn chưa sát với nhu cầu xã hội. Đội ngũ cán bộ giảng dạy không đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng của công tác đào tạo.
Đào tạo toàn diện là nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp trong cả nước. Với mục đích đào tạo ra các nhạc sĩ, nghệ sĩ, các nhà lý luận, những người hoạt động trên lĩnh vực âm nhạc chuyên nghiệp có kiến thức chuyên môn sâu rộng cả về lý luận và thực tiễn đáp ứng cho nhu cầu của xã hội; để công tác đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí của mình ở khu vực Đông Nam Á và có tiếng vang trên thế giới; để bộ môn Piano phát huy hiệu quả hơn vai trò hỗ trợ của mình đối với các ngành học chúng tôi có những khuyến nghị và đề xuất sau:
- Về công tác tuyển sinh:
Công tác tuyển sinh đóng một vai trò hết sức quan trọng, 50% thành công của kết quả giảng dạy là nhờ vào đó. Vì vậy, cần quan tâm đến chất lượng, năng khiếu đầu vào khi xét tuyển:
+ Có quy định về trình độ Piano nhất định đối với thí sinh các ngành Lý luận,
Sáng tác, Chỉ huy; thống nhất trong xây dựng tiêu chí tuyển vào bậc ĐH chuyên ngành Lý luận, Sáng tác và Chỉ huy phải có trình độ Piano tương đương Trung cấp.
+ Tuyển sinh phải có chức năng tạo nguồn từ Piano: Mở rộng chỉ tiêu tuyển
vào ngành Piano ở bậc học thấp và có hướng chuyển sang các ngành học phù hợp với khả năng sau khi tốt nghiệp Trung cấp Piano đối với những trường hợp không có đủ khả năng để theo học tiếp Piano ở bậc học cao hơn;
+ Đối với các chuyên ngành khác, đặc biệt là đối với ngành Thanh nhạc do độ
tuổi để ổn định khả năng phát triển giọng hát là khá muộn (từ 16,17 trở lên) vì vậy khuyến khích học Piano trước khi học chuyên ngành.
- Về đội ngũ cán bộ giảng dạy:
+ Chuyên môn hóa đội ngũ giảng dạy, phân định giảng viên bộ môn Piano
phổ thông theo từng chuyên ngành hoặc từng nhóm chuyên ngành cụ thể để có sự quan tâm và đầu tư xuyên suốt từ thấp lên cao.

+ Yêu cầu giảng viên Piano phổ thông có kế hoạch bổ sung nền kiến thức
tổng hợp, học bằng nhiều cách nhằm đáp ứng cho công việc giảng dạy phù hợp với đặc thù từng chuyên ngành, tạo được sự gắn kết giữa Piano với các ngành học gây hứng thú cho người học.
+ Có kế hoạch thường xuyên khảo sát thực trạng tay nghề của giảng viên để
kịp thời bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn thông qua hình thức gửi cán bộ
đi học tập nâng cao trình độ trong và ngoài nước;
+ Có chiến lược giữ lại, bồi dưỡng thêm tay nghề và nghiệp vụ sư phạm cho
những sinh viên có kết quả học tập tốt để tăng cường lực lượng cho đội ngũ cán bộ giảng dạy (thực tế là trong các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ giảng dạy môn Piano phổ thông chưa tương xứng với số lượng sinh viên học sinh, tạo nên sự mất cân đối lớn giữa người dạy và người học; nếu muốn đạt đến mục tiêu phổ cập Piano cho mọi chuyên ngành thì số lượng giảng viên Piano phổ thông phải bổ sung tăng thêm 4-5 lần so với số lượng đang có hiện nay).
Nhận xét
Đăng nhận xét