Hát ả đào và ca Huế - nghệ thuật âm nhạc

. Một số thể loại ca  nhạc và bài bản

1. Ca nhạc thính phòng
a. Hát ả đào
Cuối thế kỉ 18 Hát ả đào đã mất dần truyền thống cổ và nó đã có mối quan hệ chặt chẽ với âm nhạc thính phòng
- Dưới thời nhà Nguyễn hát ả đào được phổ biến ở nhiều nơi nhất là ở Hà nội, với sự xuất hiện của nhiều nhà hát ở các phố như Hàng giấy; ô caauf dền ; khâm thiên; Kim liên…Bên cạnh số tiết mục khá phong phú đã có trong sử sách thời trước như : Giáo trống ; Giáo hương ; Dâng hương ; thét nhạc ; thơ phú; tì bà hành;…Hát ả đào thời kì này đã được bổ xung thêm một số điệu hát lí;ru; xẩm nhưng đã được ả đào hoá.
- Dàn nhạc đệm đã được giản tiện tới mức tối đa chỉ còn 3 nhạc cụ đó là: Đàn đáy ; trống chầu ; Cổ phách
- Có thể nói nghệ thuật hát ả đào đã đạt tới mức cực thịnh dưới thời Nguyễn thế kỉ 19
b. Ca Huế
Được hình thành đầu thế kỉ 19 có nguồn gốc từ trong cung đình là sản phẩm của triều đình nhà Nguyễn
- Hệ thống bài bản của ca Huế gồm có một số bài được rút ra từ Tế nhạc và một số bản sáng tác mới ví dụ như các bài: Long Ngâm; ngũ đối thượng ; ngũ đối hạ. Một số bản do các ông hoàng,bà chúa sáng tác và họ tự biên soạn,tự chơi như bài:Tứ đại cảnh do vua Tự Đức sáng tác
- Ca huế đạt cự thịnh vào thời vua Tự Đức (1858-1882) ca huế rất phát triển mang tính chuyên nghiệp cao điều đó được thể hiện ở tập ca nhạc Huế gồm 25 bài được ghi chép lại vào năm 1863, trong đó có 15 bai không lời và 10 bài có lời ca (9 bài viết bằng chữ Hán và 1 bài viết bằng chữ nôm)

- Nửa sau thế kỉ 19 sau khi thực dân Pháp chiếm đóng ca nhạc huế đã phỏ biến ra ngoài dân gian được nhân dân bảo tồn và phát huy.

Nhận xét