Nghệ thuật sân khấu cổ truyền


a. Hát bội

- Thế kỉ 19 là thời kì cực thịnh của hát bội đặc biệt là thế kỉ 19 sau khi có sự chăm sóc của các vua quan triều Nguyễn nghệ thuật Tuồng ngày càng được chau chuốt tạo nên một phong cách riêng, triều đình nhà Nguyễn rất quan tâm tới việc phát triển nghệ thuật sân khấu tuồng thể hiện ở các điểm:

+ Cho xây dựng nhiều nhà hát trong đó Duyệt thị đường được coi là nhà hát đầu tiên ,tiếp đó còn có rất nhiều các nhà hát khác như: Đài thông minh,Thanh bình thượng;Minh khiêm đường.

+ Tuyển mộ các đào kép nổi tiếng ở mọi nơi về kinh biểu diễn, xuất hiệ nhiều gánh hát .

+ Mở trường đào tạo diễn viên: Thanh bình thự hay Học bộ dĩnh là các trường đào tạo diễn viên

+ Chăm lo tới việc soạn vở: vua Tự đức đã mở ra phòng hiệu thơ để đàm đạo và soạn vở đồng thời phong phẩm hàm chức tước cho những người làm nghề để yên tâm phục vụ

+ Với sự quan tâm đó đã giúp cho nghệ thuật hát tuồng phát triển mạnh mẽ và rất phong phú với sự đa dạng về thể loại trong đó có sự phân chia rõ ràng giữa tuồng cung đình và tuồng dân gian.


b. Hát Chèo

Trước sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật tuồng thì chèo cũng đã có ảnh hưởng nhất định,tuy nhiên chèo vẫn tiếp tục các bước phát triển của mình nói lên tiếng nói cuả nhân dân lao động vạch mặt bọn quan lại sâu bọ chuyên đục khoét nhân dân đả kích thói hư tật xấu khiến triều đình phong kiến nhiều lúc lao đao.

- Chèo đã chịu một số ảnh hưởng của tuồng như du nhập thêm một số nhân vật của tuồng;trên sân khấu xuất hiện những cảnh đao thương ;…


- Từ sau khi Pháp xâm lược nước ta gây ra những thay đổi lớn trong đời sống tinh thần trong đó có việc phát triển của nghệ thuật chèo.

Nhận xét